“Tuổi trẻ” là gì?
Suốt những năm tháng cấp ba, năm tháng mà người ta vẫn hay ca tụng rằng đó là nơi hai từ “tuổi trẻ” được định nghĩa, là nơi mà nhựa sống ở mỗi con người tuôn trào mãnh liệt nhất, nhưng có vẻ không phải. Ít nhất là với tôi. Cấp ba của tôi không hẳn là vô vị, nhạt nhẽo nhưng ở tôi chẳng có lấy một thứ gì gọi là nhựa sống trào dâng cả.
Khi cấp ba khép lại, có một khoảng thời gian tôi đã rất hoang mang bởi lẻ hai từ “tuổi trẻ” cứ bám riết lấy tôi. Tôi không có lấy nổi một trải nghiệm cá nhân ( hồi cấp ba ) nào để định nghĩa hai từ ấy cả, và tôi hoang mang vì phải chăng tôi không còn cơ hội nào để dòng nhựa sống bên trong mình được bùng cháy nữa?
Thế rồi tôi dù trong lòng có là một mớ hỗn độn hoang mang, hối tiếc thì tôi vẫn phải bước chân vào ngưỡng cửa đại học. Tâm can ngỡ rằng đã muộn màng, nhưng không. Những tháng đầu tiên ở đại học chứng minh tôi đã quá tiêu cực, nó đã giúp tôi định nghĩa hai từ tuổi trẻ. Cụ thể là thông qua cuộc thi Smart Solution - một khỏi đầu tràn ngập niềm vui, sự hứng khởi mà cả đời này có lẽ tôi không bao giờ quên.
Giai đoạn 1 của ‘Smart Solution’ : Bước đầu chuẩn bị
Theo tất cả những thông tin tôi được biết và được cung cấp, ‘Smart solution’ là một cuộc thi do khoa xây dựng tổ chức dành cho các sinh viên năm nhất. Tại đây các tân sinh viên sẽ vận dụng kiến thức, sự sáng tạo cùng với hướng dẫn của giảng viên để thực hiện một mô hình cầu dài hai mét ba (rộng tối thiểu ba mươi lăm cen ti mét). Đặc biệt đối với K23 nội thất năm nay, thành tích cuộc thi này còn được giảng viên chúng tôi lấy làm điểm kết thúc học phần nhập môn. Chính vì vậy, một áp lực vô hình đã đề nặng lên vai tôi.
Thực sự ban đầu khi nhận tin này, tôi khá hoang mang. Bởi lẽ rất nhiều bài tập kết môn cũng đang đợi tôi phải hoàn thành và thêm vào đó là môn Toán 1 làm tôi đau đầu hết sức. Tôi đã trong tình trạng kiệt sức trong gần một tháng hơn vì phải dành phần lớn thời gian trong tuần để hoàn thành các đồ án kết môn cũng như những bài tập quá trình cuối cùng. Còn khoảng một tuần hơn trước ngày thi ‘Smart solution’, rốt cuộc thì nhóm chúng tôi cũng đã dư kha khá thời gian để lên ý tưởng và bàn luận về phương án mà chúng tôi sẽ hướng tới để thực hiện chiếc cầu.
Ban đầu, vì giá trị chung cuộc của giải chịu lực cao hơn (và cũng thêm một vài sự thống nhất về phương án này của các thành viên) nên nhóm tôi quyết định chọn xây dựng cầu theo hướng chịu lực. Nhất trí, nhóm tôi tranh thủ thời gian lên bản vẽ, phân chia công việc và bắt tay vào thực hiện mô hình 1:5 trước. Bản thân tôi là thành viên bên ban thiết kế, cùng với 4 bạn nữa, chúng tôi chịu trách nhiệm về phần bản vẽ tỷ lệ, tính toán và đưa ra những khắc phục lỗi trong ý tưởng ban đầu của nhóm.
Hình 1 - Ý tưởng ban đầu của nhóm trong quá trình thảo luận phương án
Hình 2 - Bản vẽ chính thức ban đầu bao gồm mặt bằng và mặt đứng
Có lẽ là do tham vọng cả hai yếu tố thẩm mỹ - chịu lực mà cũng một phần là do những kiến thức vật lý chi phối, chúng tôi đã chọn dáng cầu cong ( hình 1 ). Theo nhóm tôi: dáng cầu cong sẽ tạo một phản lực ở trọng tâm cầu ( nơi chất tải đầu tiên ) làm cầu bớt võng xuống dẫn đến tính trạng gãy cầu, đồng thời nếu đi kèm với một số gia cố khác giữ các trụ cầu sẽ tăng khả năng chịu lực cho cầu. Một phần khác, cầu cong cũng tạo hiệu ứng thẩm mỹ khá tốt. Và thế là bản vẽ chính thức ( hình 2 ) ra đời từ đó.
Bản vẽ vừa được hoàn thành không lâu, chúng tôi bắt đầu lên lịch để sắp xếp thời gian để thi công thử bản mini. Trong quá trình thi công, hàng ta vấn đề nảy sinh làm chúng tôi đau đầu. Trước hết đó là việc lắp ráp các thanh gỗ ở khác khớp nối. Ban thi công của chung tôi lúc đầu đề nghị sẽ khắc ngày các khớp nối những khoảng sâu tằm 4mm để ráp các khớp lại với nhau. Thế nhưng khi thi công, chúng tôi chỉ thấy quá trình này chỉ tổ mất thời gian, vả lại hiệu quả cũng không cao, thế nên nó được bãi bỏ ( việc này cũng khá lằng nhằng và cũng xảy ra một tí mâu thuẫn nhỏ). Rồi chúng tôi quyết định ở các khớp nối chỉ dán bằng keo 502 và đắp mùn cưa lên để gia cố cho chắc chắn. Vấn đề thứ hai phát sinh đó chính là độ cao các cột chính. Các cột chính trong tính toán ban đầu của nhóm là không phù hợp, với độ cao 35cm ở hai cột trung tâm thì thay vì phản lực được sinh ra để căng lại cầu, trọng lực và lực nén từ tải sẽ dễ làm giảm sức bền và sức chịu lực của cầu. Thế nên việc đổi độ cao cột trung tâm thấp xuống một ít làm mất khá nhiều thời gian để nhóm tính toán lại các thông số của các cột còn lại. Vấn đề thứ ba là vấn đề sử dụng gỗ. Dựa trên số liệu gỗ thật được cung cấp, nhóm tôi đã tính toán và chia thử trên bản nháp để ước lượng tiêu hao. Việc này thế mà lại gây cho nhóm tôi nhiều mâu thuẫn nhất. Bởi lẽ vào phút chót, khi đã có nhiều góp ý về sự bất khả thi trong việc chịu lực khi chọn dáng cầu cong của nhóm, nhóm đã quyết định đổi sang một phương án duy nhất - thẩm mỹ. Một số ít lại muốn giữ nguyên phương án ban đầu, một số ít khác lại muốn thay đổi và số nhiều thì trung dung. Và cuối cùng sâu một hồi tranh cãi, bản thân tôi cũng không kiềm chế được cảm xúc của mình ( một phần do tính tôi khá bốc đồng và cũng do mệt mỏi vì lúc đó đã thi công gần 7 tiếng rồi, cũng là ngày cuối cùng để nhóm tôi chuẩn bị ), tôi đã thẳng thừng phê bình ý tưởng thẩm mỹ, vì nếu làm thẩm mỹ thì nói trắng ra với phần mặt bằng - hình 1 ( và cũng theo góc nhìn từ trên xuống của ban giám khảo ) thì cầu nhóm tôi chả có gì gọi là thu hút hay để lại ấn tượng vì “nó cũng có gì đặt biệt ngoài mấy tấm ván chữ nhật xếp chồng lên nhau như kiểu bậc thang đâu”. Câu này của tôi vô hình đặt nhóm vào trạng thái căng thẳng cực độ, tôi cũng rất hối hận vì điều đó nhưng thực ra tôi nghĩ đó là cần thiết. Vì không chỉ mình tôi nhận thấy vấn đề đó nhưng chỉ có tôi chịu nói ra. Thế là một cuộc vận động trí óc bắt đầu hoạt động mạnh mẽ, chúng tôi vắt kiệt đầu óc mệt mỏi của mình để suy nghĩ ra một hình dạng sáng tạo cho bề mặt chịu tải ( nhưng vẫn phải đáp ứng yêu cầu diện tích chịu tải của cuộc thi ). Thế rồi một thành viên trong nhóm đã đưa ra một ý tưởng đột phá, giải thoát cho sự căng thẳng hơn mười lăm phút đồng hồ của nhóm tôi. Đó là: phần cột chống sẽ giữ nguyên còn bề mặt tải sẽ đổi từ hình chữ nhật sang hình mũi tên.
Thật là một ý tưởng tuyệt vời.
Thế rồi chúng tôi nấn ná thêm vài phút chót để thống nhất hoàn toàn số lượng cột và hình dáng của cầu. Đồng hồ điểm chín giờ ba mươi thì nhóm tôi cũng thảo luận xong và ra về với một tinh thần quyết chiến, quyết tâm dành được giải sáng tạo hoặc giải ấn tượng vào ngày hôm sau. Vấn đề thứ ba cũng khép lại từ đó.
Giai đoạn 2 của ‘Smart Solution’: Thi công chính thức
Ngày thi bắt đầu, vì đã có nhiều thời gian để luyện tập từ trước nên chúng tôi ai cũng rành rạnh đường đi nước bước, phối hợp nhịp nhàng, phải nói là không có chi mấy áp lực. Và điều vui nhất của nhóm là khi giám khảo hay các anh chị staff của cuộc thi đi ngang thì ai cũng phải bày tỏ một ánh nhìn hứng thú, đôi khi còn thốt nên “đẹp quá”. Nhận nhiều lời khen, chúng tôi lấy đó làm động lực và ra sức hoàn thành chiếc cầu một cách hoàn hảo nhất có thể.
Đêm trước thi đổi phương án thế nên bản mini của chúng tôi thực sự chưa được hoàn thiện lắm. Điều này ít nhiều gây cho chúng tôi một chút lúng túng trong giai đoạn hoàn thiện cầu. Nhưng do kỹ năng ứng biến tốt mà nhóm đã thành công hoàn thiện cầu theo đúng như những gì mong đợi.
Không cãi vả, trách nhiệm, đoàn kết, teamwork nhịp nhàng. Không khiêm tốn mà nói, mỗi cá nhân của nhóm hôm đó đã trình diễn một bộ mặt hoàn hảo về cả EQ lẫn IQ và kỹ năng thẩm mỹ. Thành quả cuối cùng thực sự mãn nguyện, cầm chiếc cầu trên tay, nhóm tôi dám tự tin rằng “ đứng nhì không ai đứng nhất “.
Hình 3 - Thành quả lao động của nhóm
Giai đoạn 3 của ‘Smart Solution’: Phần thưởng xứng đáng
Tiến đến sân thi đấu với một tâm thế hừng hực, dường như không gì có thể ngăn một thứ gì đó đang tuôn chảy mãnh liệt trong tôi, hơn bao giờ hết, tôi phấn khích tột độ, sẵn sàng hô to khẩu hiệu “ Kiến trúc nội thất, được là đẹp - đẹp là được, YEAH!!” bất cứ lúc nào.
Hình 4 - Thành quả lao động của nhóm trên sâu đấu
Quả thực tôi nhận thấy đã có một thứ gì đó manh nha cháy trong tôi khi chiếc cầu mà nhóm tôi đổi bao công sức đã nên hình nên dạng. Và đến khi những viên tải đầu tiên được chất lên đứa con tinh thần ấy, tôi biết sức trẻ đang cháy nồng nàn trong tôi. Bởi lẽ xây một chiếc cầu ‘all in’ vào giá trị thẩm mỹ, chúng tôi chẳng quan tâm đến việc chịu lực làm gì. Đến nỗi chúng tôi đều thống nhất ngầm với nhau rằng, chịu một viên tải (15kg) thôi đã là điều bất khả thi rồi. Thế nhưng hết viên này đến viên khác được chất lên, chiếc cầu vẫn đứng vững, thậm chí là còn vững vàng hơn cả một chiếc cầu đối thủ xây theo thiên hướng chịu lực. Từng viên tải là từng cảm xúc được khai mở. Để rồi cuối cùng dù cầu đã rã rời đi khi tải được 14 viên, nhưng thật mãn nguyện, sự mãn nguyện đến tột cùng được khai mở. Bên trong tôi thực sự tiệm cận với khái niệm của sự bùng nổ cảm xúc, xúc động vô cùng. Và cả nhóm tôi ai cũng sung sướng hết sức, những cái ôm, cái nắm tay của đồng đội, cái xuýt xoa của ban giám khảo, cái ngạc nhiên trầm trồ của khán giả và đối thủ. Tất cả đều là minh chứng chắc nịch rằng chúng tôi đã thành công.
Hình 5 - Sự vững vàng của cầu khi chất được 10 tải
Chưa bao giờ tôi hét to như lúc ấy, sung sướng như lúc ấy và hạnh phúc như lúc ấy. Lúc chúng tôi nhận Giải ấn tượng, một thành tích xứng đáng cho qúa trình lao động không ngừng nghỉ của cả nhóm.
Hình 6 - Tập thể nhóm khi nhận giải
Giai đoạn 4 của ‘Smart Solution’: Bài học và nhận thức
Sau một hành trình dài, nhiều thứ đã vỡ lẽ trong tôi.
Trước hết đó là những bài học. Sau mỗi lần nhóm cãi vả, tôi học được bài học về sự kiềm chế, sự nhường nhịn, hơn hết là hòa hợp. Kiềm chế cảm xúc để không làm tổn thương đến cái tôi của ai. Nhường nhịn các đồng đội để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp. Hòa hợp cá nhân với cá thể, hòa hợp bản thân mình với mọi người và mọi người với mọi người để những mâu thuẫn có điểm dừng.ngồi lại với nhau để giải quyết mâu thuẫn tôi học được cách cảm thông. Sau mỗi lần làm sai, tôi học được cách sửa sai. Từ những lần sửa sai tôi học được cách kiên nhẫn. Sau mỗi lần ngồi thâu đêm suốt sáng để bàn luận phương án, tôi học được cách làm việc nhóm sao cho hiệu quả. Và hơn hết, tôi học được cách lắng nghe, đánh giá, quan sát, cách tìm kiếm những giá trị để tập thể hướng đến. Thật là những bài học vô giá, bài học của trải nghiệm, của tuổi trẻ.
Bài học cung cấp tri thức, tri thức thì lại thay đổi nhận thức. Tôi cũng đồng ý với chân lý đó. Sau cuộc thi, tôi nhận ra rằng, chưa bao giờ là quá trễ để trải nghiệm hai từ “tuổi trẻ”, đừng tiêu cực, bốc đồng mà hãy kiên nhẫn chờ đợi. Nhưng hay chờ đợi chủ động, tức là lao động để thấy thành quả. Cũng đừng sợ sai, vì sai rồi mới thấy được khuyết điểm để sửa chữa. Và rồi trái ngọt sẽ tới với những người xứng đáng, nhất là những người (tập thể) biết cố gắng vì cá nhân, vì cộng đồng, vì một giá trị tích cực.
Tiệc nướng kết thúc hành trình
Hình 7 - Tiệc của nhóm và Thầy Hoan
Thế là kết thúc êm đẹp. Tiệc nướng ăn mừng được chi trả bằng số tiền thưởng chúng tôi lĩnh được. Cùng với sự góp mặt của cô Thảo và thầy Hoan, cuộc ăn mừng không chỉ đơn giản là để giải trí mà còn thấm nhuần sâu sắc những mong muốn, bài học mà bậc tiền bối gửi cho hậu bối. Những bài học về đời, về nghề, về người, và cả về tập thể nữa.
Một hành trình thật ý nghĩ, thật “trẻ”. Tha thiết mong đây là khời đầu tốt đẹp cho những ngày tháng sức trẻ bùng nổ của tôi sau này.
By Nghi
0 Nhận xét