CHƯƠNG 4 - NHÌN LẠI QUÁ TRÌNH NHẬN DIỆN NGỤY BIỆN THÔNG QUA MÔ HÌNH GIBBS

 



CHƯƠNG 4  - NHÌN LẠI QUÁ TRÌNH NHẬN DIỆN NGỤY BIỆN THÔNG QUA MÔ HÌNH GIBBS


  1. Mô tả chương 4: Nhận diện ngụy biện: Đi ngược lại với những quy chuẩn logic trong lập luận như đã được học ở chương trước, chương 4 mở ra cho tôi một phạm trù hoàn toàn mới trong tư duy phản biện đó là ngụy biện, với tuần tự các phần học là:

- Nhận diện ngụy biện:  

   +Khái niệm ngụy biện

                 +Nguyên nhân ngụy biện:

                    .  Tiền đề không đúng

                    . Tiền đề không đủ hoặc không có liên hệ với kết luận

                    .  Lập luận không tuân thủ đủ các quy tắc logic

                 + Các dạng ngụy biện cơ bản: 

                    . Ngụy biện lợi dụng quyền lực

                    . Ngụy biện cảm tính

                    . Ngụy biện lập luận cái mới

                    . Điệp nguyên luận

                    . Ngụy biện bất khả tri 

                    . Ngụy biện khái quát vội vã

                    ….

                 + Các phương pháp bác bỏ ngụy biện 

                    . Suy nghĩ ngược lại với những thủ thuật mà người ngụy biện đã dùng

                    . Phát hiện các sai lầm logic

  1. Cảm nhận chương 4: Nhận diện ngụy biện:

              Cảm nhận lớn nhất của tôi về chương bốn có lẽ là bất ngờ. Trước đây tôi cũng đã từng nghe qua khái niệm ngụy biện rất nhiều, song đa phần tôi không để tâm. Đến khi có cơ hội được tiếp xúc cặn kẽ hơn với khái niệm trừu tượng này tôi rất ngạc nhiên về sự đa dạng cũng như sức ảnh hưởng của nó trong phản biện. Không ngoa khi nói ngụy biện là một cách nói khác của trạng thái thao túng ( nếu sử dụng đúng, thuần thục và phù hợp).  

  1. Đánh giá chương 4: Nhận diện ngụy biện:

            Với tôi chương bốn là một chương quan trọng nhất trong các chương. Bởi lẽ, trong suy nghĩ của tôi, thao túng - phạm trù tri thức mà chương bốn cung cấp, là một phương pháp hiệu quả nhất để thuyết phục người khác trong giao tiếp. Trong đời sống giao tiếp, khi một cá nhân mạnh dạn nói lên suy nghĩ của mình đồng nghĩa với việc họ có chính kiến riêng, mà chính kiến riêng thường rất khó lung lay. NHưng chỉ khó đối với cách lập luận thông thường, ngụy biện là một tầng cao hơn. Chính vì lẽ đó sức thuyết phục ở ngụy biện tuy phi logic nhưng lại rất logic, tuy sai nhưng lại rất hợp lý, và đương nhiên sẽ đáp ứng được mục đích thuyết phục nếu ta sử dụng khôn khéo.


  1. Phân tích chương 4 : Nhận diện ngụy biện:

               Nội dung chương bốn là một tổng thể chi tiết về ngụy biện - nhận diện ngụy biện. Mục một đề ra khái niệm, mục hai sẽ giải thích nguyên nhân khiến người khác sử dụng ngụy biện, để ta nhận diện ngụy biện thì chương ba đã phân loại chúng chi tiết, và sau khi nhận diện ngụy biện - hiểu được cái phi logic trong lập luận thì mục bốn sẽ mách ta những cách bác bỏ ngụy biện. 


  1. Kết luận chương 4: Nhận diện ngụy biện:


             Nhìn chung, chương bốn là chương nâng cao của ba chương trước. Để ngụy biện một cách khôn khéo và đạt được mục đích ta cần phải nắm vững những nguyên tắc và phương pháp lập luận. Hay nói cách khác trước khi học diễn đạt một cách phi logic nhưng thuyết phục ta cần học cách diễn đạt logic và thuyết phục.


  1. Bài học rút ra ở chương 4: Chứng minh lập luận:


- Bài học nhận thức: 

+ Nhận thức được vai trò của ngụy biện trong đời sống và trong ngành kiến trúc nội thất. 

+ Ngụy biện không có nghĩa là nói dối, nó là một hình thức cao hơn của lập luận logic.

+ Hiểu được cách làm thế nào để xây dựng một ngụy biện mang tính chất tích cực, trong sáng, phục vụ cho mục đích tốt. Cũng như biết cách bác bỏ những ngụy biện mang tính chất thao túng. 

- Bài học hành động:

+ Khi lập luận hãy tìm cách vận dụng ngụy biện như một cách luyện tập khả năng lập luận ở một mức độ cao hơn.

+ Tránh sử dụng ngụy biện một cách tiêu cực, phục vụ mục đích không chính đáng. 


Đăng nhận xét

0 Nhận xét