"Tư duy phản biện", một cụm từ khá quen thuộc nhưng cũng khá lạ lẫm. Tôi chắc rằng đại đa số chúng ta đã ít nhất một lần trong đời nghe nhắc đến nó. Thế nên nó quen thuộc cũng bởi lẽ đó. Song nó cũng lạ lẫm bởi ít ai trong chúng ta có một khái niệm rõ ràng về cụm từ này.
Bản thân tôi và các thành viên nhóm tôi trước khi được tiếp xúc với môn học Tư duy phản biện thì cũng chưa hề có một hình dung sâu sắc gì về khái niệm của cụm từ này. Nhờ có môn học, chúng tôi mới có dịp tiếp xúc tiệm cận hơn với khái niệm "tư duy phản biện", nghiên cứu và đào sâu nó. Cụ thể là giáo viên hướng dẫn bộ môn của chúng tôi cô Trần Thị Thảo đã giao một bài tập mở đầu khá sôi động cho lớp (cô gọi đấy là để "warm up"). Với yêu cầu là mỗi nhóm chuẩn bị một mind map hay poster tùy ý tưởng của nhóm nhưng phải thể hiện được cách hiểu của nhóm về cụm từ "tư duy phản biện" dựa trên những slides PowerPoint mà cô đã cung cấp.
Ban đầu nhận đầu đề, nhóm tôi nói riêng có vẻ khá bối rối. Vì về cơ bản cả nhóm chưa ai khái quát được khái niệm hay thực sự hiểu được một chút ít gì về "tư duy phản biện". Nhưng sau gần hơn hai tiếng đối thoại, thảo luận với nhau trên lớp và thêm vài giờ thảo luận offline với nhau chúng tôi dần hình thành những đường nét rõ ràng, tường tận hơn về cái gọi là "tư duy phản biện". Từ việc hiểu bản chất của nó: một quá trình không ngừng đặt câu hỏi và đưa ra câu trả thời xác đáng dựa trên những logic, lập luận, từ đó chúng tôi bắt đầu đưa ra những ý tưởng ban đầu về hình thức trình bày của nhóm. Sơ khai nhất là ý tưởng mind map với hình ảnh là bộ não, song vì không muốn đi theo lối mào chúng tôi chọn những hình ảnh ẩn dụ, ví như: quá trình nấu ăn, những khuôn mặt đa cảm,.. Nhưng chung quy vẫn có gì đó chưa thỏa đáng. Cuối cùng một ý tưởng đột phá từ một thành viên trong nhóm được đưa ra: vũ trụ.
Vũ trụ đối với nhân loại luôn để lại nhiều dấu hỏi lớn, những thắc mắc, hoài nghi mà con người phải mất nhiều thập kỷ, thế kỉ để luận giải về nó. Đến nay dù con người đã khai thác được một phần nào đó của vũ trụ nhờ những phát minh vĩ đại. Song bí ẩn về sự sống ngoài vũ trụ, về sự hình thành những dải ngân hà bao la dường như vẫn còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Quá trình chúng ta khám phá những bí ẩn ngoài trái đất cũng là một quá trình mà ta không ngừng đặt ra những vấn đề, những câu hỏi về chúng. và quá trình đặt câu hỏi một cách chủ động song lý giải chúng bằng những luận điểm logic hình thành trong quá trình phân tích nghiên cứu cũng là một bản chất của tư duy phản biện. Trong đó 12 thách thức được nhóm ẩn dụ trong hình ảnh 12 viên thiên thạch đang bay vô định ngoài vũ trụ và sẵn sàng phá hủy bất cứ hành tình nào. Kế đế đó còn là "Black hole" với khả năng nuốt chửng mọi thứ đến gần nó được nhóm lấy làm đại diện cho những rào cản mà tư duy phản biện gặp phải trên úa trình đến với nhận thức con người. Thế nên với nhóm hình ảnh về vũ trụ mà tượng trưng cụ thể đó là thái dương hệ là một hình ảnh minh họa thích hợp để thể hiện bản chất của tư duy phản biện.
Dựa trên ý tưởng ấy, nhóm bắt tay vào thực hiện. Mọi việc diễn ra khá suông sẻ, Và thành quả hình thức poster cuối cùng hoàn toàn phù hợp với sự ẩn dụ về tư duy phản biện mà nhóm muốn truyền tải. Đi liền với đó là sự thành công trong việc truyền tải ý tưởng của nhóm thông qua phần trình bay ý tưởng của tôi. Được mọi người đón nhận và đánh giá cao ý tưởng đó hoàn toàn là sự hãnh diễn vô bờ của tập thể nhóm 2.
Thật hạnh phúc khi có một trải nghiệm đáng nhớ như thế tại ngay buổi học đầu tiên của môn hoc. Và cũng thật trông đợi vào nhưng điều thú vị sẽ chờ đón bản thân mình ở những tiết học sau này.
Let it be burn!
Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, 23/12/2023
By Nghi
0 Nhận xét